Asset 15

Cách Xây Dựng Ứng Dụng GenAI Với Google Cloud

Asset 15

Để phát triển và thành công, các doanh nghiệp đang phải liên tục tập trung vào việc phát triển các kỹ năng kỹ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh, như Generative AI (GenAI). Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để tận dụng công nghệ này? Cách thiết kế nhằm tăng trải nghiệm end-users, đồng thời phương pháp tránh khỏi những khó khăn khi áp dụng GenAI? Hiểu được vấn đề đó, Google Cloud đã rút ra những điểm chính hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng ứng dụng Generative AI. Hãy cùng Cloud Ace tìm hiểu nhé.

1. Khám phá khả năng biến đổi tổng quát

Đây là khả năng ứng dụng GenAI để tạo ra nhiều kết quả cho cùng một lời nhắc hoặc câu hỏi. Ngoài ra, Google Cloud còn giúp người dùng hiểu các yếu tố kích hoạt cũng như điểm cuối của quá trình tương tác với mô hình GenAI.

  • - Generative variability: Đây là một tính năng nổi bật của các ứng dụng cho công nghệ này. Theo nghiên cứu của Google Cloud, người dùng thích các tương tác vi mô giúp họ tận dụng tính biến đổi thông qua nút "Create" cho phép người dùng tạo lại kết quả theo lời nhắc. Song song, người dùng cũng khá ưu tiên khả năng chỉ định các thứ nguyên hoặc tùy chọn để tạo lại kết quả.

  • - Triggers: Hỗ trợ người dùng hiểu và kiểm soát cách tạo nội dung trong quá trình hoàn thành công việc của họ.
  • Ví dụ: Google Cloud sẽ cho người dùng biết nút "Tạo hình ảnh" sẽ được hiển thị khi nào, tần suất ra sao, etc.

  • - End-point:  Nhằm hỗ trợ người dùng biết thời điểm hoặc cách ngừng tạo lại kết quả, Google Cloud cung cấp thông báo cho các kết quả lặp đi lặp lại và cho người dùng biết hệ thống có đề xuất mới.

2. Giúp người dùng xây dựng lòng tin

Theo nhận định của Google, việc trích dẫn nguồn nội dung sẽ giúp tăng độ tin cậy của người dùng. Họ đánh giá khá cao việc trích dẫn ở các định dạng khác nhau.

Ví dụ: Conversation bot cung cáp các đề xuất về khách sạn ở dạng bảng, người dùng thường thích có liên kết đến website từng khách sạn để có thể xem ảnh và xác nhận giá chính xác.

3. Quyền kiểm soát các phản hồi được tạo

Người dùng có quyền kiểm soát bằng cách Google cho phép họ chọn giữa nhiều phản hồi được tạo hoặc sửa đổi các phản hồi dựa trên các tùy chọn của chính người dùng.

Ví dụ: trong ứng dụng trò chuyện, người dùng có thể chỉnh sửa hình ảnh được tạo dựa trên nội dung theo sở thích của riêng họ.

4. Cải thiện các kết quả thông qua phản hồi của người dùng

Chất lượng của thông tin được tạo ra có thể được cải thiện nhờ vào các phản hồi của người dùng. Google Cloud nhận thấy rằng, vị trí và thời gian thu thập phản hồi là 2 yếu tố mà người dùng đang quan tâm đến nhất.

Ví dụ: khi tương tác với chatbot ngành du lịch, một số khảo sát cho rằng, chatbot sau khi cung cấp thông tin sẽ chuyển sang chủ đề khác. Đây chính là do phản hồi của bot không khớp với bộ câu trả lời tổng hợp. Vì vậy, Google đề xuất cần thiết kế bộ thông tin phản hồi "đúng thời điểm" bằng việc đặt các yêu cầu bên cạnh những phản hồi mà người dùng nhận được. Nhờ vậy, Google cũng có thể thu thập lý do, giải thích xếp hạng, cung cấp các thông tin chi tiết, etc.

Tìm hiểu thêm về chương trình ưu đãi Google Cloud Platform tại Cloud Ace's Promotion

Cloud Ace - Managed Service Partner của Google Cloud

  • Trụ sở: Tòa Nhà H3, Lầu 1, 384 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP. HCM.
  • Văn phòng đại diện: Tầng 2, 25t2 Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  • Email: sales.vn@cloud-ace.com
  • Hotline: 028 6686 3323
  • Website: https://cloud-ace.vn/

Tin tức liên quan

Shopping Basket
viVietnamese