Asset 15

Google Cloud – Apigee
Những Thách Thức Về Cấu Trúc Và Nền Tảng

Asset 15

Hybrid Cloud và API đang trở thành chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành các cơ sở hạ tầng và quản lý dữ liệu. Thách thức hiện tại chính là làm thế nào để cấu trúc của doanh nghiệp và nền tảng quản lý API của họ có thể quản lý APIs với quy mô lớn trong môi trường hybrid? Hãy cùng Cloud Ace tìm hiểu xem các chuyên gia Google Cloud giải đáp các thắc mắc của bài toán này như thế nào nhé.

Tại sao khó quản lý APIs trên quy mô lớn trong môi trường hybrid

1. Cấu trúc các nhóm APIs

Khi cấu trúc lại nhóm API của doanh nghiệp, nhóm Trung tâm hỗ trợ (Center for Enablement) mang lại lợi ích rất lớn. Nó giúp xây dựng các guardrails cho chương trình API, phát triển nội dung có thể tái sử dụng, giúp tự động hóa những thứ như quy trình CI/CD và cung cấp các phương pháp hay nhất. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giảm quy mô hoặc xác định lại vai trò của các nhóm trung tâm để có thể xử lý các hoạt động tốt hơn.

VD: Một trong những khách hàng của Google Cloud đã áp dụng mô hình trong đó các đơn vị kinh doanh lớn nhất của họ chịu hoàn toàn trách nhiệm vận hành cơ sở hạ tầng bằng mô hình GitOps. Nhóm trung tâm đã tạo ra quá trình tự động hóa để cài đặt và nâng cấp Apigee hybrid, nhưng các đơn vị kinh doanh tự vận hành bản sao nền tảng của riêng họ, cho phép họ tự chủ hoàn toàn. Việc tăng tính tự chủ giúp doanh nghiệp tránh tắc nghẽn giao hàng đồng thời đảm bảo quản trị nhất quán.

2. Cấu trúc nền tảng doanh nghiệp

Thách thức đầu tiên là: thiết kế API organization (bộ chứa cao cấp nhất của API proxies và các tài nguyên liên quan) và môi trường (môi trường phần mềm để tạo và triển khai API proxies). Tìm hiểu tổ chức APIGEE qua sơ đồ dưới đây:

Thách thức thứ 2 là: các giới hạn kỹ thuật của nền tảng. Dưới đây là 3 câu hỏi cơ bản cho thách thức này:

Lưu trữ các phiên bản thời gian chạy ở ít nhất 2 khu vực để đáp ứng uptime SLA. Trong quá trình nâng cấp, đảm bảo mỗi lần chỉ nâng cấp một trong các khu vực này.

Sử dụng các tổ chức Apigee làm SDLC perimeter (vành đai SDLC) để cung cấp cho doanh nghiệp một số lượng lớn proxy. Các nhà phát triển trong mô hình này có quyền truy cập dễ dàng, cho phép họ làm việc hiệu quả hơn. 

Tạo sự tách biệt giữa các nhóm bằng cách tận dụng các môi trường có thể quản lý truy cập và có điều kiện nhận dạng để hạn chế quyền truy cập khi cần thiết.

Nếu doanh nghiệp có nhiều tổ chức API và nhóm lớn, họ có thể muốn phân chia quyền sở hữu hoạt động cho các tổ chức Apigee khác nhau này giữa các nhóm khác nhau trong doanh nghiệp trong khi vẫn duy trì hoạt động theo nhóm tập trung. 

Đối với các triển khai quy mô lớn — liên quan đến hàng nghìn proxy — doanh nghiệp nên chia tổ chức thành các đơn vị kinh doanh hợp lý khác nhau trong khi vẫn tuân theo mô hình SDLC. Trong nhiều trường hợp, chỉ những đơn vị kinh doanh lớn nhất mới cần tổ chức riêng và có thể có một tổ chức chung cho nhiều đơn vị kinh doanh.

Tìm hiểu thêm các chương trình ưu đãi Google Cloud tại Cloud Ace's Promotion .

Cloud Ace - Managed Service Partner của Google Cloud

  • Trụ sở: Tòa Nhà H3, Lầu 1, 384 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP. HCM.
  • Văn phòng đại diện: Tầng 2, 25t2 Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  • Email: sales.vn@cloud-ace.com
  • Hotline: 028 6686 3323
  • Website: https://cloud-ace.vn/

Tin tức liên quan

Shopping Basket
viVietnamese